Nói đến “sính
ngoại” chúng ta thướng nghĩ dân mình thích dùng hàng ngoại, như quần áo, giày
dép, các đồ dùng có mác nước ngoài: Mỹ, Ý, Canada, Anh, Hàn Quốc … thì có giá
hơn hàng nội. Chả thế mà cháu tôi chuyên may quần áo mẫu mã đẹp, đường kim mũi
chỉ đều, đẹp, chắc chắn, nhưng dán nhãn “Made in Vietnam” bán không được giá và
hàng bán không chạy. Cháu đành phải mua nhãn Hàn Quốc, Thái Lan đính vào thì
hàng tiên thụ nhanh hơn, giá bán cao hơn. Cháu nói : “Cháu muốn dán nhãn Việt
Nam lắm, nhưng ít lãi nên đành “phải nhờ” nhãn nước ngoài”.
Còn
về sữa, giá sữa ngoại nhập về bán cao hơn gấp 4, 5 lần thậm chí có loại gấp 9 lần
giá trị thực của nó mà nhiều người cứ chuộng ngoại vẫn mua, coi thường sữa nội.
Thuốc
cũng vậy. Hôm tôi nằm điều trị tại Bệnh viện G.T.V.T nghe được chú y tá dặn bệnh
nhân ra viện: “Bác về mua B1 và C ngoại uống thêm, đừng mua thuốc nội chỉ toàn
bột mỳ uống không có tác dụng gì đâu”…?!
Còn
chuyện “sính ngoại” đề cập dưới đây lại là chuyện mà tôi suy nghĩ thiệt hơn, và
muốn chia sẻ cùng mọi người, xem có ai đồng tình với tôi chăng?
Chuyện
đó là vào khoảng tháng 5 vừa rồi một số tổ chức và nhà tài trợ đã mời được anh
Nick (người Úc) – một thanh niên bị cụt cả hai tay hai chân; bù lại anh có đôi
mắt sáng rất đẹp và có một bàn chân phụ nhỏ xíu.
Mặc dù vậy,anh có nghị lực phi
thường, học hành đến nơi, đến chốn, viết lách giỏi và có tài diễn thuyết nên đã
có hơn chục nước trên thế giới mời đến nói chuyện. Ở nước mình, một số tổ chức
và nhà tài trợ cũng mời anh sang nói chuyện 4 ngày từ 22 đến 25 tháng 5 năm
2013, ở tại Thành phố Hồ Chí Minh, rồi ra Hà Nội, nói chuyện ở Sân vận động Mỹ
Đình và Cung Văn hóa Thể thao Quần Ngựa (Ba Đình).
Tối
hôm nói chuyện ở Sân vận động quốc gia Mỹ Đình có tới 14.000 người đến nghe, mặc
dù tối hôm đó mưa to. Thực tình, tôi cũng rất khâm phục nghị lực phi thường của
anh. Nhưng liệu có một người Việt Nam chúng ta cũng bị tàn tật tương tự như vậy,
liệu các tổ chức và các nhà tài trợ có đứng ra tổ chức được như thế không? Và mọi
người có đi đông đến vậy không? Tôi nghĩ đó cũng là hiếu kỳ và sinh ngoại mà
thôi.
Đón
được anh sang đây đâu có dễ, phải tốn kém mấy chục tỷ đồng cơ đấy. Thế mà gương
nghị lực của anh đã được biết trên vô tuyến truyền hình, sách báo đều có cả.
Tôi thấy thế cũng đủ, không nhất thiết phải mời anh sang Việt Nam, phải chi
hàng chục tỷ đồng để được gặp anh trực tiếp. Tôi thấy chạnh lòng thương đồng
bào nước mình. Vì nước mình cũng có biết bao tấm gương nghị lực phi thường như
thế. Người nào có khuyết tật trên thân thể cũng đều thiệt thòi cả. Mỗi người mỗi
vẻ. Nhiều anh bộ đội bị cụt chân, cụt tay, mù cả hai mắt vẫn xác định mình là
“Bộ đội Cụ Hồ tàn mà không phế” như anh Nguyễn Hồng Sơn bị liệt nằm trên giường
bệnh viết văn. Bác Vũ Văn Tý ở gần nhà tôi là thương binh bị mù cả hai mắt vẫn
tự học chữ nổi làm thơ, học ngoại ngữ. Bác còn học thêm nghề đông y bấm huyệt,
mát xa giúp chữa bệnh cho nhiều người xung quanh; anh Nguyễn Thanh Lâm chỉ cao
80 cm bị liệt cả hai chân vẫn được bạn bế đến trường để học và trở thành giám đốc
một Công ty phần mềm, Anh phải đi nạng gỗ mà vẫn chinh phục được ngọn núi
Phanxipăng cao 3143m cơ đấy. Và còn rất
nhiều, rất nhiều tấm gương nghị lực khác nữa. Có lẽ “Bụt chùa nhà không thiêng
chăng?”
Nước
mình còn nghèo. Với số tiền đó sao không giúp đỡ dân vùng sông nước xây dựng những
cây cầu chắc chắn để trẻ em không phải đi đò ngang thiếu an toàn hoặc đu trên
dây đến trường.
Sao
không ủng hộ các em vùng cao có thêm những bữa cơm có thịt, cá. Rồi còn bao
nhiêu người bị di chứng chất độc màu da cam bởi chiến tranh. Sao không ủng hộ
nhiều thêm nữa ?...
Viết
đến đây tôi lại nhớ lời Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân Nguyên Lân Dũng
nói: “Một số không nhỏ người Việt thời nay có năm điểm yếu; một trong năm điểm
yếu đó là: ‘Coi nhẹ ý nghĩa đồng bào’
!” Chúng ta suy nghĩ sao đây?...
Hà Nội, tháng
9 năm 2013
Tôi cũng nghĩ NHƯ TÁC GIẢ BÀI NÀY !
Trả lờiXóa