(Tiếp theo)
Đ
|
ến Nhật có lẽ một trong những điều “kinh hoàng”
nhất đối với người nước ngoài là mức giá sinh hoạt cao ngất ngưởng. Tôi nhớ hồi
1994, lúc đón một Đoàn cán bộ của Ban Tổ chức Trung Ương ta qua thăm, đến sân
bay lúc còn sáng sớm, tôi kính mời mấy bác dùng bát mỳ Sô-ba lót dạ (cũng là dạng
mỳ tôm của ta bây giờ, chỉ có khác là thành phần phong phú và nhìn nhiều màu sắc
hơn). Đang ăn, anh Chu Văn Rỵ, ngày ấy là Phó Ban, trước là Bí thư Thái Bình, hỏi
tôi:
- Cậu ơi, bát mỳ này mấy
đồng?
- Thưa anh nếu tính bằng
tiền mình là..là..(vì đột ngột, tôi đang nhẩm tính từ 1.100 Yên)… khoảng trên
dưới 200 nghìn đồng!
- Chà, bằng hơn mười
kg gạo nhà mình! Anh Rỵ thả giọng dài thượt, suýt làm mất hết vị ngon của món lạ.
Tôi đến Nhật từ cuối
1992, đúng lúc Nhật “rục rịch” bắt đầu mở viện trợ ODA cho Việt Nam trong xu hướng
chung các nước phát triển đang giải tỏa dần cấm vận đối với nước ta. Niềm vui
khác là trong nhiệm kỳ công tác ở Nhật, tôi đã được tham gia chuẩn bị và đón tiếp
tất cả các nhà Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam lần đầu tiên sang thăm Nhật. Đó là Thủ
tướng Võ Văn Kiệt (1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1994) và Chủ tịch Quốc hội Nông
Đức Mạnh (1995). Đầy ắp bao kỷ niệm của những điều “đầu tiên”dồn về trong tôi
khi viết những mẩu chuyện này. Nhưng tôi chỉ xin kể lại vài hồi ức liên quan tới
cuộc thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đỗ Mười -
nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta.
Sau cái vỗ vai khá nặng
vào vai tôi đứng bên cạnh (một cử chỉ thân mật của Tổng Bí thư Đỗ Mười mà nhiều
người biết) và câu nói thốt lên: “Họ nhiều tiền thật cậu nhỉ!”, Tổng Bí thư và
đoàn được mời lên xe đi thăm tiếp một gia đình nông dân vùng Ô-ka-ya-ma, ở miền
Trung Nhật Bản. Mọi người trong đoàn lúc đó như chưa muốn lên đường vì vẫn đang
say sưa ngắm nhìn và thán phục cái cầu Sen-tô với hai tầng cho tàu hỏa và ô tô
riêng biệt, dài hơn 12 km bắc qua biển, nối liền hai trong số bốn hòn đảo lớn tạo
nên nước Nhật - đảo Hô-su và Si-kô-kư.
Sau
khi chào đón Tổng Bí thư với cử chỉ khiêm nhường của người Nhật - cúi khom người
và nhắc đi nhắc lại cái từ “Hây, hây” vạn năng trong tiếng Nhật (vừa giống từ “Vâng,
vâng” trong tiếng Việt của ta vừa có cái gì đó rất khác, điều mà tôi chỉ có thể
cảm nhận chứ không diễn đạt được) - ông chủ nhà đi bên cạnh cẩn trọng dẫn đường
cho Tổng Bí thư. Tiếp theo là cuộc gặp gỡ thân tình giữa Tổng Bí thư với các
thành viên trong gia đình người nông dân Nhật, những câu hỏi và trả lời có khi
rất mộc mạc gây nên những tiếng cười vang, ấm áp (Bác Mười vốn rất nổi tiếng về
phong cách giản dị nhưng “hiệu quả rất cao” trong các cuộc gặp gỡ, trò chuyện với
bè bạn nước ngoài). Ngôi nhà thôn quê của gia đình khá đồ sộ và rất Nhật về mặt
kiến trúc với mái ngói màu xám trắng. Trước nhà là một sân vườn thoáng rộng được
trang trí cũng rất Nhật (để mô tả cái vườn Nhật cần nhiều trang giấy vì đó là cả
một tác phẩm tuyệt mỹ về sự kết hợp giữa quà tặng của thiên nhiên với tài hoa của
con người; đó cũng là biểu tượng về triết lý sống của người Nhật, về sự hài
hòa, cân bằng của tự nhiên, về mối liên hệ giữa con người với thần linh sông
núi, về các chuẩn mực phong thủy hoàn hảo “đến tận cùng”).
Xin cho phép quay lại
chủ đề nêu trên đầu tiểu mục này: về chùm nho Nhật.
Có lẽ do hoàn cảnh đất
chật người đông, sống trên một hòn đảo cằn cổi nên người Nhật không bao giờ để
phí một tấc đất nào đúng theo nghĩa đen của cụm từ. Đất nước này đi lên bằng
cách mua vào mọi thứ nguyên, nhiên liệu rồi chế biến xuất khẩu ra nước ngoài kiếm
lời. Như câu chuyện đã nói ở phần trước về hạt gạo nông nghiệp Nhật chỉ có thể
đi lên bằng thâm canh, chọn đúng hướng và lĩnh vực ưu tiên, nhưng giá thành là
rất cao. Có thể thấy những đặc điểm đó ngay tại gia đình ông nông dân
Ô-ka-ya-ma mà đoàn ta đến thăm. Sau phần trò chuyện là mục tham quan thực tế; Tổng
Bí thư và đoàn Việt Nam được mời thăm vườn nho ngay bên phải ngôi nhà ông ở. Cả
khu vườn rộng được bao bọc bằng túi ni-lông trong suốt, ít cản ánh sáng. Còn nữa,
có một đường ống nhựa to để thổi không khí nóng sưởi ấm cho nho từ máy điều hòa
với tác dụng điều chỉnh nhiệt độ theo đúng công nghệ đã quy định. Mỗi chùm nho
được bọc kín bằng giấy ni-lông cũng trong suốt để không cho bất cứ loại sâu bọ
nào có thể tiếp cận chùm quả! Ông chủ nói, ngay từ khi chùm nho bắt đầu hình
thành quả đã được bọc vào túi ni-lông rồi. Ông lột túi bọc khỏi vài chùm nho
cho chúng tôi được thưởng thức bằng mắt; có vài anh em trong đoàn trông nho đẹp
và ngon quá đã sờ tay vào tý chút để kiểm nghiệm.
Vào cuối cuộc tham
quan, chủ nhà bê ra vài giỏ nho, nói là làm quà xin tặng Tổng Bí thư. Bác Mười
nhấc một chùm nho mọng nước và đẹp như trong tranh các họa sỹ tài ba thời Phục
Hưng vẽ và hỏi ông chủ:
- Một chùm này bây giờ
ông bán giá bao nhiêu? Ông chủ hơi ngập ngừng một thoáng, rồi trả lời:
- Thưa Ngài, trung
bình 5 nghìn Yên.
Tôi đứng cạnh báo cáo
luôn với Tổng Bí thư: thưa Bác tức là hơn 50 đô la hay khoảng hơn kém một triệu
đồng Việt! (bạn đọc nên nhớ là giá của năm 1994)
Bác Mười lắc nhẹ đầu,
cảm ơn ông chủ về giỏ nho quý giá và cũng không quên nói đùa một câu rằng, Bác
muốn thanh toán cho ông nhưng không có tiền Yên; rằng Việt Nam rất cảm ơn Chính
phủ và nhân dân Nhật đã quyết định cho Việt Nam vay nhiều tỉ Yên Viện trợ Phát
triển - ODA (trong nhiệm kỳ của tôi, Nhật đã cho ta vay vốn này, tổng cộng hơn
6 tỉ$, lãi suất 1,8-2,3%/năm; trong suốt 20 năm qua (1993-2013) Nhật Bản liên tục
là nhà cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam). Ông nông dân Nhật luôn miệng “Hây”,
“Hây”, rồi chúc Tổng Bí thư sức khỏe, lên đường may mắn, và chúc Việt Nam giàu có. Những
cái bắt tay tạm biệt nồng hậu, quý mến bạn bè đã kết thúc cuộc thăm ngắn ngủi của
Tổng Bí thư. Hình ảnh chùm nho ngon, lành (vì chắc chắn rất an toàn thực phẩm),
nhưng giá “trên trời” vẫn là tư liệu chưa khai thác hết giúp tôi hiểu cụ thể
hơn về nước Nhật và giá trị lao động của con người nơi xứ sở “Mặt trời mọc” ấy.
Bác nói thế nào ấy chứ: bây giờ (cuối 2013) 50$ = 1.050.000 VNĐ, thế mà năm 1994 50$ = 1.000.000 VNĐ? Tức là 19 năm nay tỉ giá USD và VNĐ hầu như giữ nguyên?
Trả lờiXóaCám ơn Vivan Din đã phát hiện, sẽ kiểm tra lại và hiệu chỉnh cho lần in sau.
Xóa