Những lần trước đi uốn tóc, tôi thường đợi vài ba, bốn
người đến trước làm xong mới đến lượt mình. Tôi hỏi cô Nhạn, chủ hiệu làm đầu:
- “Cửa hàng cô đông khách, thế có hôm nào vắng khách
không cô?
-
Có chứ bác, ngày mùng 3, mùng 7 âm lịch. Vắng nhất là 2 ngày 15 và mùng 1 đầu
tháng”.
Biết vậy,
đúng ngày 1 tháng 9 âm lịch vừa qua, tôi đi uốn tóc. Quá vắng. tôi vừa đến đã
được làm ngay, sau tôi chẳng có ai cả. Tôi nói với cô Nhạn:
-“Từ nay về sau đi đâu tôi cũng chọn ngày rằm
hoặc mùng 1 cho vắng. Mùng 7 tới tôi sẽ đi khám bệnh định kỳ.
-
Vâng, họ kiêng thì mình không kiêng lại được việc bác ạ!” Cô Nhạn nói vậy, tôi cũng đồng tình.
Chẳng
biết luật kiêng ngày xấu, chọn ngày tốt có từ bao giờ. Người này truyền người
kia thành “luật bất thành văn” trong cộng đồng. Có người không tin lắm, nhưng
thấy số đông kiêng thì cũng nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, phải chăng
đó cũng là hội chứng đám đông.
Tôi lại
kể một chuyện chọn ngày tốt để làm đám cưới.
Cách
đây không lâu, tôi có cô cháu đi đón con gái 5 tuổi học mẫu giáo. Từ trường về
nhà, có mấy trăm mét, hai mẹ con cứ đi một quãng lại gặp một đám cưới, xe cộ
thì ùn tắc. Cháu hỏi mẹ:
-“ Sao hôm nay lắm đám cưới thế hở mẹ?
-
Vì hôm nay là ngày tốt con ạ.
-
Ngày tốt là ngày thế nào hở mẹ?
-
Là ngày sau này cô dâu, chú rể sẽ sống hạnh phúc vui vẻ, gặp nhiều may mắn.
-
Thế bố, mẹ ngày trước cưới nhau có chọn ngày tốt không?
-
Có chứ!
-
Nhưng sao bố mẹ hay cãi nhau thế?”
Cháu
tôi ngượng quá, không biết trả lời con gái mình thế nào nữa đành đánh trống lảng.
Cháu nói với tôi:
“Trẻ con bây giờ thông minh quá bà nhỉ”.
Tôi cười.
Tôi lại
kể thêm chuyện nữa là chuyện dân gian thường gọi là “sang cát” hoặc “thay áo”
cho người thân, nôm na là bốc xương cốt của người chết đã chôn được ít nhất là
3 năm chuyển sang tiểu sành, rồi đưa đến chôn ở chỗ đã được quy định lâu dài của
làng, xã.
Một số
người thì cứ chọn ngày “đông chí” hoặc từ “đông chí” (khoảng rằm tháng 11 Âm lịch)
đến Tết thì tiến hành bốc mồ mả, vì thời gian này lạnh, mát trời. Nhưng phần lớn
các gia đình đều nhờ thầy cúng xem ngày tốt mới làm. Vì tin làm ngày tốt thì con
cháu được lộc nên đã nhờ thầy chọn ngày. Mà đã nhờ thày thì thày nào cũng bày vẽ
cho quan trọng. Các thày thường phán là phải làm vào ban đêm từ lúc 1 giờ đến 2
hoặc 3 giờ sáng. Có thày phán từ 3 giờ đến 4 giờ. Thày nào thông cảm với gia
đình lắm mới phán 5 giờ sáng, nhưng rất ít.
Năm trước nữa, chồng tôi có về Sao Đỏ, Chí Linh, Hải
Dương dự việc “sang cát” cho anh rể. Chị chồng và các cháu tôi đi xem được thầy
phán tiến hành giờ tốt là 1 giờ sáng. Đúng hôm đó lại có gió mùa đông bắc, thế mà
cả họ ùa nhau ra ngoài cánh đồng vào ban đêm. Từ 11 giờ đêm đã phải chuẩn bị đồ
cúng, vải bạt, cuốc xẻng, cho nổ cả máy phát điện nữa. Thày còn phán phải đúng
5 giờ sáng mới được đưa tiểu sành hài cốt xuống mộ, nên mọi người bốc xong lại
phải ngồi co ro chịu rét đợi đến đúng 5 giờ sáng mới được đưa hài cốt đến khu mộ
mới.
Mọi người
được một mẻ mệt nhoài, nhất là những người đã có tuổi cao. Chồng tôi sau hôm đó
về nhà ốm mất hơn một tuần lễ.
Cũng là
chuyện hậu sự: Vợ chồng tôi đã được đi dự tang lễ của nhiều đám khác. Có đám
tang trong họ, có đám tang bạn bè. Nhiều người, nhiều gia đình đã chọn theo
cách: tổ chức nghi lễ trang nghiêm. Truy điệu xong, linh cữu được đưa đến “đài
hóa thân hoàn vũ”. Sau đó nhận tro hài cốt để về an táng một lần vào mộ chí lâu
dài. Tôi thấy cách làm đó là hợp lý, văn minh nhất. Người quá cố cũng được toại
nguyện, hài lòng mà không quá phiền toái cho những người đang sống. Việc hậu sự
của vợ chồng tôi sau này cũng đã được dặn con cháu làm như vậy.
Hà Nội ngày mùng 1 tháng 9 Âm lịch
(24/9/2014)
thông tin bổ ích.
Trả lờiXóaTìm hiểu thêm thông tin về căn hộ cao cấp tại TP. HCM
Bán căn hộ Vinhomes Central Park | Ban can ho Vinhomes Central Park