Nguyễn Công Thảo
Trong biết bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đương đại, đối mặt với thực tế
là nhiều giá trị nhân văn bị đang bị đe dọa, nhiều người muốn góp phần
vào tạo ra thay đổi, làm cho xã hội tử tế hơn. Đã có một vài ý kiến đặt
ra rằng cần phải hiểu thế nào là tử tế và để sống tử tế người ta cần
phải bắt đầu từ đâu hay làm thế nào để nhận diện, đo lường được mức độ
tử tế trong xã hội?
Đây là những câu hỏi quan trọng, cần phải làm rõ về
mặt khái niệm, dù rằng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn, khuôn
mẫu bởi tính phức hợp, đa nghĩa, nhiều chiều kích của vấn đề. Chính vì
thế, mỗi cá nhân có thể tự tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp, những gì
bàn luận dưới đây chỉ nên coi là một cách nhìn.
Tử tế không phải là điều mới lạ
Có nhiều cách để lần dở những quan niệm về lối sống tử tế của người xưa và việc nhìn vào tục ngữ, ca dao là một công cụ hữu hiệu. Đã có nhiều thông điệp, lời răn, chuẩn mực được người xưa đúc kết thông qua các định nghĩa, giá trị hết sức cụ thể nhằm cổ súy cho tâm thế ứng xử kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung, biết cho đi, biết ghi nhận cái tốt của người xung quanh, từ gia đình đến dòng họ, hàng xóm và rộng hơn là cả trong cộng đồng.
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều tôn giáo khác cũng có nhiều lời răn, động viên, hướng người ta làm việc thiện, đề cao tính nhân văn, tinh thần bác ái, chia sẻ với đồng loại, đặc biệt là những người thiệt thòi, nhóm yếu thế. Vì thế, sống tử tế không phải là cái gì đó xa lạ, nó được tiền nhân bàn luận đã nhiều. Chỉ có điều, suốt vài thập kỉ trở lại đây, bộn về vì cuộc sống quá mà chúng ta sao nhãng đến độ sẽ là quá muộn nếu không thức tỉnh những giá trị sống vốn rất con người này.
Tử tế là biết xấu hổ
Phải chăng đây là điều kiện tối quan trọng trước khi người ta có thể bàn luận đến những biểu hiện cụ thể khác. Người ta có thể làm gì tốt nếu như không biết xấu hổ trước những việc làm sai trái của mình, trước những toan tính đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước những gian dối vụ lợi cho mình?
Điều kiện tưởng chừng như rất tối thiểu này tiếc thay ngày càng trở thành “của hiếm” trong xã hội chúng ta. Ngày càng ít người xấu hổ khi vi phạm giao thông, vứt rác ra đường, chen lấn, vô cảm trước người già hay người khuyết tật…
Xấu hổ dường như trở thành một cái gì đó xa lạ không có trong đời sống thường nhật. Người ta chẳng hề ngần ngại làm những việc vụ lợi, sặc mùi toan tính trước con trẻ khi “chạy trường” hay “yêu thầy” với mong muốn con mình “hay chữ”. Ngày càng có nhiều “thầy” mặc nhiên cho mình cái quyền được hành xử trái với những gì họ vẫn hàng ngày giao giảng trên lớp mà không một chút ngượng ngùng. Căn bệnh thành tích, hám danh, gian dối điểm, bằng cấp, nạn đạo văn, phi phạm quyền tác giả thì hiện diện khắp mọi nơi…
Dường như chả mấy ai tự vấn mình trong những trước hợp này. Thay vào đó là hàng nghìn lí do được đưa ra để biện hộ, như thể họ buộc phải làm mà không có sự lựa chọn nào khác. Khi người ta càng cố gắng biện hộ cho việc làm sai của mình, đó là một biểu hiện cụ thể của xu thế ngày càng xa xỉ khi nói về xấu hổ. Khi ấy, người ta đánh mất đi lòng tự trọng. Mà khi đến mình không trọng, người ta còn trọng được ai hay cái gì khác trong cuộc đời này?
Tử tế là biết chấp nhận sự khác biệt
Những khác biệt về học vấn, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, kinh tế, quan điểm, lối sống…luôn hiện hữu trong bất kì một quốc gia nào. Chúng bị chi phối bởi vô vàn lí do bởi không phải ai trong xã hội cũng có đủ năng lực, điều kiện hay cùng có chung sở thích để quyết định mình nên là ai và sống như thế nào.
Người tử tế là người biết tôn trọng, không bài xích những khác biệt ấy, chừng nào chúng không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này biểu hiện sự thừa nhận người khác thay vì khư khư đề cao bản thân, những giá trị, quan điểm sống của mình.
Biết lắng nghe, không kì thị những gì khác biệt với mình là một việc làm khó, nó đòi hỏi người ta không chỉ cần có một nền giáo dục toàn diện, đúng đắn mà còn cả phông văn hóa đầy tính hướng thiện, “vị nhân sinh”. Thái độ với người đồng tính vẫn hiện hữu khá đậm nét và đây là biểu hiện rõ nhất của việc người ta chưa dũng cảm, chưa đủ tâm, trí, lực để “bước qua chính mình”, đặt người khác trí ít là ngang bằng mình.
Tử tế là không im lặng vụ lợi
Báo chí đã cảnh báo nhiều về xu thế phổ biển của căn bệnh vô cảm. Người ta không chỉ thờ ơ, im lặng, sợ hãi cái sai mà còn dè dặt cổ vũ cái tốt.
Ở nhiều lúc, nhiều nơi cái sai đã có khi thắng thế. Đó có thể là sự thản nhiên, tự đặt mình ra ngoài cuộc một cách tàn nhẫn của nhiều người xung quanh trước một vụ hành hung, ức hiếp người yếu ngay trên phố giữa ban ngày. Đó có thể là sự nhẫn nhục trước bạo hành của công quyền bởi người ta hèn nhát, né tránh vì sợ lợi ích của mình bị tổn hại. Đó có thể là việc người ta a dua, hùa theo quyền lực, chức tước, tiền bạc, danh vọng dẫu cho họ biết rằng con đường mình đang đi nhuốm màu phi pháp, ngược với đạo lí.
Cũng không hiếm khi người ta dè dặt ca ngợi cái tốt, nhất là khi việc đó chẳng đem lại cho người ta lợi ích cụ thể nào. Tôi cũng đồ rằng không ít người tốt bị cô đơn ngay chính công sở của mình, việc làm của họ bị lãng quên, thậm chí bị cố tình không thừa nhận chỉ vì có người không bước qua được tấm chăn vị kỉ, trái tim đố kị nhỏ nhoi.
Dám lên tiếng trước cái sai, ca ngợi việc làm tốt cũng là một cách cho thấy sự tử tế ở mỗi người. Nó chứng tỏ người ta không chỉ đủ năng lực nhận diện trắng đen mà còn có thừa dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối, công khai lên tiếng về một giá trị cụ thể. Nó cho thấy người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị nhân bản cho cộng đồng bởi đấu tranh với cái sai nhiều khi tiêu tốn của người ta rất nhiều thời gian, tiền tài, sức lực và thậm chí đe dọa đến cả tương lai hay sinh mạng.
Tử tế là dám cho đi không chỉ để nhận về
Vẫn còn đó không ít tấm lòng vàng trong xã hội, luôn mở lòng với bao cảnh đời thiệt thòi đâu đó. Nhưng phải cay đắng mà thừa nhận rằng việc “cho đi” với toan tính “nhận về” là cách hành xử ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Không ít người vồ vập nhét phong bì vào tay người nhà nạn nhân của thảm họa nào đó và rồi cho mình cái quyền buộc người khác vốn đang não lòng vì mất mát vô bờ phải đứng bên, ngõ hầu nhận về vài bức ảnh để “khoe làng” lòng tốt. Không ít người cung kính, mâm cao lễ đầy nơi đền, chùa chỉ vì họ có niềm tin sẽ được trả ơn gấp bội phần số “vốn” bỏ ra.Không ít người sẵn lòng bỏ một lá phiếu, “cho” đi một tiếng nói để chờ đợi “nhận” về đặc ân, đặc quyền cụ thể nào đó. Đáng buồn thay, người ta thậm chí còn toan tính khi cho đi từng cái “like” trên dòng facebook.
Tiền bạc không phải là thứ quý và duy nhất để cho đi dẫu rằng không phải ai cũng có đủ điều kiện để thi ân bằng cách này. Vẫn còn đó niềm tin, sự trân trọng, thừa nhận, tình yêu, sự đồng cảm, lòng bao dung…mà bao mảnh đời đang chờ đợi để được đón nhận.
Hãy bắt đầu tử tế với chính bản thân mình!
Có nhiều cách để lần dở những quan niệm về lối sống tử tế của người xưa và việc nhìn vào tục ngữ, ca dao là một công cụ hữu hiệu. Đã có nhiều thông điệp, lời răn, chuẩn mực được người xưa đúc kết thông qua các định nghĩa, giá trị hết sức cụ thể nhằm cổ súy cho tâm thế ứng xử kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung, biết cho đi, biết ghi nhận cái tốt của người xung quanh, từ gia đình đến dòng họ, hàng xóm và rộng hơn là cả trong cộng đồng.
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều tôn giáo khác cũng có nhiều lời răn, động viên, hướng người ta làm việc thiện, đề cao tính nhân văn, tinh thần bác ái, chia sẻ với đồng loại, đặc biệt là những người thiệt thòi, nhóm yếu thế. Vì thế, sống tử tế không phải là cái gì đó xa lạ, nó được tiền nhân bàn luận đã nhiều. Chỉ có điều, suốt vài thập kỉ trở lại đây, bộn về vì cuộc sống quá mà chúng ta sao nhãng đến độ sẽ là quá muộn nếu không thức tỉnh những giá trị sống vốn rất con người này.
Tử tế là biết xấu hổ
Phải chăng đây là điều kiện tối quan trọng trước khi người ta có thể bàn luận đến những biểu hiện cụ thể khác. Người ta có thể làm gì tốt nếu như không biết xấu hổ trước những việc làm sai trái của mình, trước những toan tính đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước những gian dối vụ lợi cho mình?
Điều kiện tưởng chừng như rất tối thiểu này tiếc thay ngày càng trở thành “của hiếm” trong xã hội chúng ta. Ngày càng ít người xấu hổ khi vi phạm giao thông, vứt rác ra đường, chen lấn, vô cảm trước người già hay người khuyết tật…
Xấu hổ dường như trở thành một cái gì đó xa lạ không có trong đời sống thường nhật. Người ta chẳng hề ngần ngại làm những việc vụ lợi, sặc mùi toan tính trước con trẻ khi “chạy trường” hay “yêu thầy” với mong muốn con mình “hay chữ”. Ngày càng có nhiều “thầy” mặc nhiên cho mình cái quyền được hành xử trái với những gì họ vẫn hàng ngày giao giảng trên lớp mà không một chút ngượng ngùng. Căn bệnh thành tích, hám danh, gian dối điểm, bằng cấp, nạn đạo văn, phi phạm quyền tác giả thì hiện diện khắp mọi nơi…
Dường như chả mấy ai tự vấn mình trong những trước hợp này. Thay vào đó là hàng nghìn lí do được đưa ra để biện hộ, như thể họ buộc phải làm mà không có sự lựa chọn nào khác. Khi người ta càng cố gắng biện hộ cho việc làm sai của mình, đó là một biểu hiện cụ thể của xu thế ngày càng xa xỉ khi nói về xấu hổ. Khi ấy, người ta đánh mất đi lòng tự trọng. Mà khi đến mình không trọng, người ta còn trọng được ai hay cái gì khác trong cuộc đời này?
Tử tế là biết chấp nhận sự khác biệt
Những khác biệt về học vấn, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, kinh tế, quan điểm, lối sống…luôn hiện hữu trong bất kì một quốc gia nào. Chúng bị chi phối bởi vô vàn lí do bởi không phải ai trong xã hội cũng có đủ năng lực, điều kiện hay cùng có chung sở thích để quyết định mình nên là ai và sống như thế nào.
Người tử tế là người biết tôn trọng, không bài xích những khác biệt ấy, chừng nào chúng không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này biểu hiện sự thừa nhận người khác thay vì khư khư đề cao bản thân, những giá trị, quan điểm sống của mình.
Biết lắng nghe, không kì thị những gì khác biệt với mình là một việc làm khó, nó đòi hỏi người ta không chỉ cần có một nền giáo dục toàn diện, đúng đắn mà còn cả phông văn hóa đầy tính hướng thiện, “vị nhân sinh”. Thái độ với người đồng tính vẫn hiện hữu khá đậm nét và đây là biểu hiện rõ nhất của việc người ta chưa dũng cảm, chưa đủ tâm, trí, lực để “bước qua chính mình”, đặt người khác trí ít là ngang bằng mình.
Tử tế là không im lặng vụ lợi
Báo chí đã cảnh báo nhiều về xu thế phổ biển của căn bệnh vô cảm. Người ta không chỉ thờ ơ, im lặng, sợ hãi cái sai mà còn dè dặt cổ vũ cái tốt.
Ở nhiều lúc, nhiều nơi cái sai đã có khi thắng thế. Đó có thể là sự thản nhiên, tự đặt mình ra ngoài cuộc một cách tàn nhẫn của nhiều người xung quanh trước một vụ hành hung, ức hiếp người yếu ngay trên phố giữa ban ngày. Đó có thể là sự nhẫn nhục trước bạo hành của công quyền bởi người ta hèn nhát, né tránh vì sợ lợi ích của mình bị tổn hại. Đó có thể là việc người ta a dua, hùa theo quyền lực, chức tước, tiền bạc, danh vọng dẫu cho họ biết rằng con đường mình đang đi nhuốm màu phi pháp, ngược với đạo lí.
Cũng không hiếm khi người ta dè dặt ca ngợi cái tốt, nhất là khi việc đó chẳng đem lại cho người ta lợi ích cụ thể nào. Tôi cũng đồ rằng không ít người tốt bị cô đơn ngay chính công sở của mình, việc làm của họ bị lãng quên, thậm chí bị cố tình không thừa nhận chỉ vì có người không bước qua được tấm chăn vị kỉ, trái tim đố kị nhỏ nhoi.
Dám lên tiếng trước cái sai, ca ngợi việc làm tốt cũng là một cách cho thấy sự tử tế ở mỗi người. Nó chứng tỏ người ta không chỉ đủ năng lực nhận diện trắng đen mà còn có thừa dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối, công khai lên tiếng về một giá trị cụ thể. Nó cho thấy người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị nhân bản cho cộng đồng bởi đấu tranh với cái sai nhiều khi tiêu tốn của người ta rất nhiều thời gian, tiền tài, sức lực và thậm chí đe dọa đến cả tương lai hay sinh mạng.
Tử tế là dám cho đi không chỉ để nhận về
Vẫn còn đó không ít tấm lòng vàng trong xã hội, luôn mở lòng với bao cảnh đời thiệt thòi đâu đó. Nhưng phải cay đắng mà thừa nhận rằng việc “cho đi” với toan tính “nhận về” là cách hành xử ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Không ít người vồ vập nhét phong bì vào tay người nhà nạn nhân của thảm họa nào đó và rồi cho mình cái quyền buộc người khác vốn đang não lòng vì mất mát vô bờ phải đứng bên, ngõ hầu nhận về vài bức ảnh để “khoe làng” lòng tốt. Không ít người cung kính, mâm cao lễ đầy nơi đền, chùa chỉ vì họ có niềm tin sẽ được trả ơn gấp bội phần số “vốn” bỏ ra.Không ít người sẵn lòng bỏ một lá phiếu, “cho” đi một tiếng nói để chờ đợi “nhận” về đặc ân, đặc quyền cụ thể nào đó. Đáng buồn thay, người ta thậm chí còn toan tính khi cho đi từng cái “like” trên dòng facebook.
Tiền bạc không phải là thứ quý và duy nhất để cho đi dẫu rằng không phải ai cũng có đủ điều kiện để thi ân bằng cách này. Vẫn còn đó niềm tin, sự trân trọng, thừa nhận, tình yêu, sự đồng cảm, lòng bao dung…mà bao mảnh đời đang chờ đợi để được đón nhận.
Hãy bắt đầu tử tế với chính bản thân mình!
http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/10/xau-ho-e-tu-te.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét