Tờ Lenta ngày 29/10 dẫn lời Viktor Kremeniuk - Phó Giám đốc Viện
Mỹ-Canada tại Nga, cho rằng Mỹ sẽ không sẵn lòng dành tiền bạc và sức
lực cho việc khôi phục lại trật tự ở Ukraine.
Kremeniuk tin rằng Ukraine không có ý nghĩa quan trọng với Mỹ và cũng
không nằm trên đường phát triển chiến lược lâu dài của quốc gia này. Ông
cho rằng, thật ngớ ngẩn khi nghĩ người Mỹ sẽ chiến đấu với Nga vì
Ukraine.
Hơn nữa, Mỹ hiểu rất rõ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không
nhượng bộ trong vấn đề Ukraine. Trong bối cảnh đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề "đau đầu" khác trên khắp thế giới, Washington chắc chắn sẽ
không dại dột vì Ukraine chọc giận Moscow lúc này.
Tuy nhiên, Ukraine lại được xem là chìa khóa của mối quan hệ Mỹ-Nga. Theo quan điểm của người Mỹ, Moscow đã hành xử quá khiêu khích trong vấn đề Ukraine. Nga muốn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình trong quan hệ với các nước xung quanh, điều Washington xem như một thách thức đối với Mỹ.
Theo ông Kremeniuk, trong lịch sử Mỹ tin rằng chính họ mới là người có quyền thiết lập các quy tắc ở châu Âu. Và Nga, một thành viên của châu Âu cũng phải tuân thủ chúng mặc dù không cùng phe với họ. Theo quan điểm của người Mỹ, Moscow phải tuân theo sự trỗi dậy các chính sách cải cách dân chủ ở Ukraine mà nước này đã khởi xướng.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng muốn Washington phải tuân thủ các quy tắc riêng của Nga và đó là lý do Moscow đã nhanh chóng sát nhập bán đảo Crimea, ông Kremeniuk nói. Động thái này của Điện Kremlin đã khiến Washington nổi giận và tin rằng Moscow đã không hành xử đúng mực với Kiev.
Ông Kremeniuk cho rằng, vấn đề chính trong cuộc đối thoại giữa Moscow và Washington là Mỹ nên thấu hiểu chính sách an ninh của Nga, trong khi Moscow cần tìm cách làm hài hòa các chính sách của họ với Mỹ và NATO.
Tổng thống Barack Obama cũng giống như các tiền nhiệm của mình, tin rằng nước Nga ngày nay là một quốc gia yếu kém, chứ không phải là Liên Xô hùng mạnh xưa kia. Tất nhiên Moscow không đồng ý với một lập trường như vậy.
Ông cho rằng chỉ cần Washington tiến hành một số bước nhất định, có thể
Nga sẽ nhượng bộ trong vấn đề Ukraine. Tuy nhiên quyền tự do cơ động của
ông Obama khá hạn chế.
Obama hiện đang ở trong một tình thế khó khăn. Nhiều khả năng sau cuộc bầu cử tháng 11 tới ông sẽ mất quyền kiểm soát Thượng viện. Báo chí Mỹ cũng đã chỉ trích mạnh mẽ về chiến lược và phản ứng của chính quyền ông trong vấn đề Ukraine.
Chiến tranh với Nga là điều không ai mong muốn, kể cả Mỹ lẫn Ukraine. Chắc chắn ông Obama sẽ không đi đến chiến tranh với Nga vì Ukraine và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này.
Chính quyền của Tổng thống Poroshenko yếu cả về quân sự lẫn chính trị, trong bối cảnh ông vẫn chưa thể kiểm soát được tình hình ở miền Đông nước này.
Về tài chính, Mỹ và EU thường xuyên hứa hẹn với Tổng thống Poroshenko rằng sẽ giúp đỡ trong vấn đề này. Nhưng theo như tuyên bố gần đây của ông Putin tại Milan thì ngân khố của Kiev đang trống rỗng, còn Mỹ và châu Âu không muốn vội vàng chi tiền vì lo ngại chính quyền Kiev hiện nay không thể thay đổi được tình hình.
Theo Kremeniuk, cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay là chính quyền Poroshenko cúi đầu trước Nga. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng đưa ra gợi ý này khi cho biết: "Nếu ông Obama thay đổi quan điểm, tất cả chúng tôi sẽ theo sau".
Đồng thời, cũng không loại trừ khả năng Nga sẽ cho người Mỹ một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, cho phép chính quyền Washington giữ thể diện. Một cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác nên các lĩnh vực khác của kinh tế và công nghệ. Tất cả phụ thuộc vào cách hành xử của các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ./.
Viktor Kremeniuk - Phó Giám đốc Viện Mỹ-Canada tại Nga. |
Tuy nhiên, Ukraine lại được xem là chìa khóa của mối quan hệ Mỹ-Nga. Theo quan điểm của người Mỹ, Moscow đã hành xử quá khiêu khích trong vấn đề Ukraine. Nga muốn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình trong quan hệ với các nước xung quanh, điều Washington xem như một thách thức đối với Mỹ.
Theo ông Kremeniuk, trong lịch sử Mỹ tin rằng chính họ mới là người có quyền thiết lập các quy tắc ở châu Âu. Và Nga, một thành viên của châu Âu cũng phải tuân thủ chúng mặc dù không cùng phe với họ. Theo quan điểm của người Mỹ, Moscow phải tuân theo sự trỗi dậy các chính sách cải cách dân chủ ở Ukraine mà nước này đã khởi xướng.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng muốn Washington phải tuân thủ các quy tắc riêng của Nga và đó là lý do Moscow đã nhanh chóng sát nhập bán đảo Crimea, ông Kremeniuk nói. Động thái này của Điện Kremlin đã khiến Washington nổi giận và tin rằng Moscow đã không hành xử đúng mực với Kiev.
Ông Kremeniuk cho rằng, vấn đề chính trong cuộc đối thoại giữa Moscow và Washington là Mỹ nên thấu hiểu chính sách an ninh của Nga, trong khi Moscow cần tìm cách làm hài hòa các chính sách của họ với Mỹ và NATO.
Tổng thống Barack Obama cũng giống như các tiền nhiệm của mình, tin rằng nước Nga ngày nay là một quốc gia yếu kém, chứ không phải là Liên Xô hùng mạnh xưa kia. Tất nhiên Moscow không đồng ý với một lập trường như vậy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Obama hiện đang ở trong một tình thế khó khăn. Nhiều khả năng sau cuộc bầu cử tháng 11 tới ông sẽ mất quyền kiểm soát Thượng viện. Báo chí Mỹ cũng đã chỉ trích mạnh mẽ về chiến lược và phản ứng của chính quyền ông trong vấn đề Ukraine.
Chiến tranh với Nga là điều không ai mong muốn, kể cả Mỹ lẫn Ukraine. Chắc chắn ông Obama sẽ không đi đến chiến tranh với Nga vì Ukraine và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này.
Chính quyền của Tổng thống Poroshenko yếu cả về quân sự lẫn chính trị, trong bối cảnh ông vẫn chưa thể kiểm soát được tình hình ở miền Đông nước này.
Về tài chính, Mỹ và EU thường xuyên hứa hẹn với Tổng thống Poroshenko rằng sẽ giúp đỡ trong vấn đề này. Nhưng theo như tuyên bố gần đây của ông Putin tại Milan thì ngân khố của Kiev đang trống rỗng, còn Mỹ và châu Âu không muốn vội vàng chi tiền vì lo ngại chính quyền Kiev hiện nay không thể thay đổi được tình hình.
Theo Kremeniuk, cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay là chính quyền Poroshenko cúi đầu trước Nga. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng đưa ra gợi ý này khi cho biết: "Nếu ông Obama thay đổi quan điểm, tất cả chúng tôi sẽ theo sau".
Đồng thời, cũng không loại trừ khả năng Nga sẽ cho người Mỹ một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, cho phép chính quyền Washington giữ thể diện. Một cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác nên các lĩnh vực khác của kinh tế và công nghệ. Tất cả phụ thuộc vào cách hành xử của các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét