Tôi có cô cháu gái tên là Loan
ở Phú Thọ. Cháu đang là sinh viên Trường cao đẳng học nghề. Tháng trước cháu đến
nhà tôi chơi và hỏi: “Dì có chiếc xe đạp
cũ nào không đi đến cho cháu mượn ít ngày, vì cháu vừa bị mất xe đạp tháng trước”.
“-Thế cháu để xe ở đâu mà bị mất”. Tôi hỏi.
Ngập
ngừng một lát, cháu thưa:
“- Thực ra cháu bị lừa dì a!”.
“- Cháu bị lừa thế nào, cháu kể cho dì nghe. Ở Hà Nội đông người, dân tứ
xứ đổ về, đủ mọi thành phàn nên cũng phức tạp”.
“- Vâng, cháu kể dì nghe chuyện là thế này!”. Như lời Loan kể, tôi được
biết: Hôm ấy cháu đi xe đạp ra Bờ Hồ, đễn gần bến xe Cát Linh, Loan nhìn xuống
mặt đường thì thấy có chiếc nhẫn vàng óng ánh rất đẹp, nghĩ là do ai đó đánh
rơi. Cháu xuống xe đến gần và nhặt chiếc nhẫn lên tay. Đũng lúc, Loan vừa ngẩng
lên thì thấy một anh thanh niên đứng ngay bên cạnh. Anh ta cười và nói: “Em nhanh thật đấy, anh cũng nhìn thấy chiếc
nhẫn này nhưng đi ra không kịp”. Rồi anh ta phân bua: “Như vậy, là hai anh em nhìn thấy, nhưng em nhìn thấy trước em được phần
hợn, còn anh chắc em cũng không lỡ để
anh không được gì phải không”. Ngừng một lát anh ta nhìn Loan rồi tỷ tê: “Thôi hai anh em mình vào bến xe nói chuyện
cho có tình có lý”. Cháu nghe anh ta nói vậy, cũng phải. Mà trông anh ta
thì khá đẹp trai và có vẻ cũng tử tế nên cũng hơi cảm tình.
Anh tự giới thiệu là sinh viên
khoa Mỏ địa chất, đang học năm thứ hai, nhà ở Vĩnh Phúc, gia đình làm nông nghiệp.
Tuần trước đi mua sách, xe để ngoài cửa hàng quên không khóa, lúc sau ra đã thấy
mất xe. Mấy hôm nay đi học phải nhờ bạn chở đến trường hoặc đi xe buýt. Im lặng
một lúc anh nói tiếp : “Hay là em đưa chiếc
xe đạp của em cho anh, còn em lấy cả chiếc nhẫn hai chỉ này. Anh thấy thế là hợp
lý nhất đấy! Lộc bất tận hưởng em ạ”.
Nghe anh tính toán có lý, lại
thương anh bị mất xe nên Loan đồng ý ngay. Cháu lên xe buýt thành phố về nhà. Hai
cộ bạn cùng phòng có tên là Thanh và Hằng đều ngạc nhiên và hỏi: “- Xe đâu mà đi bộ về?” Cháu cười trả lời:
“Bị mất rồi”. Hai bạn cháu không tin:
“Mất xe mà mặt mày lại tươi thế “. Rồi
Loan đành nói thật hết với các bạn. Hằng và Thanh đều bảo: “Thôi thế cũng phải, thế sao cậu không mời anh ta về nhà chơi, biết
đâu lại nên duyên nên phận thì sao, thế anh chàng có cao to, đẹp trai không?”
Hai bạn góp ý bán chiếc nhẫn để
mua chiếc xe đạp Nhật mới, còn thừa tiền ba chị em đi liên hoan. Hằng đề nghị
đi ăn một bữa bún chả Sinh Từ (phố Nguyễn Khuyến). Còn Thanh thì đòi ăn chả cá
Lã Vọng hoặc ba ba rang muối, các cô đều nói ở đất Hà thành này mà không thưởng
thức món ăn ngon cũng phí … Cuối cùng cả ba thống nhất ngày mai đi bán nhẫn rồi
mua xe.
Trưa hôm sau, Loan và Thanh đến
cửa hàng vàng phố Hà Trung. Bác chủ hiệu bảo: “Hai cháu bán vàng à. Giá mua hôm nay đối với vàng SJC là 3.740.000 đồng/chỉ.
Còn vàng trang sức thì giá mua còn tùy tuổi vàng”. Hai chị em khấp khởi được
một món tiền to. Bác chủ hiệu lại nói tiếp: “Nếu đồng ý thì đưa vào bác thử lại rồi trả tiền”. Hai chị em theo
bác vào chỗ thử vàng thì thật ngạc nhiên. Khi lửa xì vào chiếc nhẫn, nhẫn đen lại.
Bác nhìn hai chị em vẻ sững sờ. Bác đưa chiếc nhẫn trả lại và bảo: “Vàng Mỹ ký, vàng giả rồi…”. Hai chị em
ngượng quá, không biết thanh minh thế nào, ấp úng xin lỗi bác rồi nhanh chóng
ra khỏi cửa hàng về nhà. Cháu tôi than vãn: “-
Dì ạ! Suốt từ hôm đó, cháu buồn quá, lại lo không biết thưa chuyện với bố mẹ
cháu sao đây”. Tuần trước, bố cháu gọi điện về hỏi “sức khỏe hồi này thế nào mà lâu lâu không thấy về nhà chơi. Tuần này,
thế nào cháu cũng về thăm gia đình, có lẽ cháu phải nói thật với bố mẹ cháu phải
không dì?”. Tôi động viên cháu nên nói thật và an ủi thêm: “Thôi của đi thay người, đó cũng là bài học
kinh nghiệm cháu gái ạ”.
Hôm về nhà, Loan kể lại câu
chuyện trên cho bố mẹ nghe. Bố Loan im lặng một lúc, rồi tủm tỉm cười: “Mất chiếc xe đạp mà được một bài học kinh
nghiệm thì cũng không quá đắt lắm. Nhưng đừng để bị lừa lấy phải anh chồng “tử
tế” như vậy thì gay go cả đời đấy con ạ!” Còn mẹ Loan tiếc của, nói câu mát
mẻ: “Cha bố cô. Cô cũng tham lắm cơ! Sao
không rủ cậu ta cùng đi bán nhẫn thì đâu đến nỗi!”. Các cụ dạy: “Tham
thì thâm”, cấm có sai bao giờ.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Chuyện như thế này,ngày xưa được đưa vào mục "CÂU CHUYỆN CẢNH GIÁC".Bây giờ không còn mục này nữa,trong khi BAO NHIÊU CHUYÊN CẦN CẢNH GIÁC . Buồn thật !
Trả lờiXóa