Lều Văn xin giới thiệu 2 bài thơ mới của Nguyễn Khánh Hòa.
CHUYỆN XƯA KỂ LẠI
Chuyện xưa kể:
Khi
giặc Minh lăm le ngoài biên ải
Hồ
Quý Ly bèn triệu Nguyên Trừng
Lệnh
tích lương, đúc súng thần công, xây thành đắp lũy
Giục
kíp làm chống giặc ngoại xâm.
Tả
Tướng quốc cung kính tâu chậm rãi
Điều
nghiền ngẫm ngày đêm, đau đáu trong lòng:
Thưa
Thái Thượng hoàng, xin cho thần nói thật
Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo!
Các
vương hầu trong lụa là gấm vóc
Thái
ấp điền trang, vàng bạc chất trong nhà
Và
các thảo dân quanh năm cơm cà khố rách
Hiểu
được nhau chăng? Không, chẳng bao giờ!
Dân
- dân đen, tự ngàn xưa, là nước
Có
mấy ai để ý lúc thời bình
Nước
nâng thuyền lên, vượt thác ghềnh bão tố
Nước
cũng có thể lật thuyền khi nước không yên*.
Lời
hay ở đời có khi không thật
Lời
thật không hay, thường dễ mất lòng
Nhưng
là chuyện an nguy sơn hà xã tắc
Ngài
nghe lời nào, hỡi đấng quân vương?
Bài
học máu ngày xưa vẫn không hề cũ
Khi
hôm nay láng giềng đang gây hấn ở biển Đông
Thành
lũy có là gì khi lòng người không còn cố kết
Vua
tôi bất hòa, trăm họ chẳng đồng tâm.
Hà Nội, 20/5/2014
* Lời Nguyễn Trãi, qua
thực tiễn 10 năm theo phò Lê Lợi chống giặc Minh đã đúc kết: “Chở thuyền là
dân, lật thuyền cũng là dân”, “Lật thuyền mới biết dân như nước”.
TẠI SAO?
Họ
cùng là những người lính dòng dõi Tiên Rồng
Cùng
trấn giữ những tiền tiêu Tổ quốc xa xôi
giữa biển Đông sóng gió
Cùng
chống lại kẻ thù đê hèn, độc ác
Cùng
dâng hiến thân mình bảo vệ quốc gia.
Năm
bảy tư và năm tám tám thế kỷ vừa qua
Hoàng Sa, Gạc Ma - hai trận hải chiến cam go, không hề cân sức
Họ
cùng ngã xuống nơi đảo xa thuộc chủ quyền đất nước
Lấy
máu mình giữ đất cha ông.
Vậy
mà bây giờ, một bên thì gọi là liệt sĩ
Còn
một bên gọi là tử sĩ
Hỏi
như thế có công bằng?
Chuyện
gì đây? Có nhầm lẫn không hay là gì khác?
Tại sao? Tại sao?
Câu
hỏi trong lòng luôn luôn day dứt!
Những
người lính trên Hoàng Sa canh giữ
Trước
kẻ thù rình rập ngoài khơi
Không
nói ra nhưng lòng tự nhủ:
Phải
bước qua xác mình, nếu giặc muốn lên đây!
Không
hổ danh là nam nhi nước Việt
Chiến
đấu hết mình giữa sóng nước Hoàng Sa
Và
ngã xuống, không bận lòng nghĩ ngợi
Tên
tuổi mình còn ai nhớ mai sau?
Bởi
giản đơn khi quốc gia hữu sự
Phải
báo đền gánh vác, phận làm trai
Nhưng
lịch sử công bằng phán quyết:
Của Xê da hãy trả lại Xê da!
Trước
kẻ thù ngoại bang
Xin
đừng chia người lính chống xâm lăng nước mình thành hai phe Quốc Cộng
Chỉ
có một tâm thế Việt Nam khi giặc đến nhà:
Là
Phù Đổng, nếu là con trẻ
Là
bô lão Diên Hồng, nếu tóc bạc phơ phơ.
Mẹ
Việt Nam yêu thương các con mình, tất cả như nhau
Mẹ
thương cả những đứa con khờ dại
Vậy
cớ sao lại đem chia đôi các con của Mẹ
Chúng
giống nhau từ hình hài đến ý chí quật cường chống giặc xâm lăng.
Trong
tâm khảm của mỗi người dân Việt
Phàm
những ai đã chiến đấu dũng cảm vì đất nước này
Đều
là anh hùng
Phàm
những ai đã ngã xuống trước trận tiền chống ngoại xâm
Đều
là liệt sĩ.
Năm
bảy tư,
Hải
chiến Hoàng Sa
Cái
thời điểm cực kỳ nhạy cảm
Im
lặng bấy giờ là điều hiểu được
Bởi
kẻ xâm lăng đang nắm yết hầu ta
Lưỡi gươm Damocles - Lưỡng đầu thọ địch*
Lơ
lửng treo sát ở trên đầu.
Bốn
mươi năm sau
Đất
nước liền một dải
nhưng
trước mặt,
vẫn
nguy cơ thường trực
chủ
quyền quốc gia bị kẻ thù gậm nhấm
Vất
bỏ bộ cánh tự tô son trát phấn một thời
Kẻ
thù lại hiện nguyên hình như hơn ngàn năm trước
Hãy
mở mắt thật to
Nhìn
cho rõ nguy cơ thường trực
Không
để lặp lại điều đau thương bọn lang sói đã làm
Xin
đừng quên những điều đã xẩy ra,
dù vui hay buồn, dù muốn hay
không muốn
Để
máu đổ hôm qua không uổng
Để
những người đã ngã xuống vì non sông
sống mãi với non sông.
Sẽ
có ngày, không xa
Dân
dựng đền thờ
những
anh hùng liệt sĩ
Hải
chiến Hoàng Sa
Hải
chiến Gạc Ma.
Hà
Nội, 24/4/2014
Nhân kỷ niệm 40 năm sự
kiện Trung Quốc đánh chiếm trái phép
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
__________________________
* Lưỡng đầu thọ địch (thành
ngữ Hán Việt): Hàm ý tình thế hiểm nghèo phải đối phó với kẻ địch ở hai phía
cùng một lúc.
Hai bài thơ hay quá ,tác giả đã nêu lên được những trăn trở trong lòng cũng là tiếng nói chung của hàng triệu người VN yêu nước vậy .
Trả lờiXóa