´’Giống như bất kỳ dự án văn học
nào, tác phẩm "Đi trong lốc xoáy" muốn kể về xã hội qua một vài
chương. Qua cách viết dễ hiểu, tác giả kết hợp một cách khéo léo sự đơn giản của
đời thường với tầm sâu của các vấn đề xã hội để hỗ trợ đường suy nghĩ của chúng
ta. Với cách thức ngắn gọn trong câu cú, việc đối chiếu sự phức tạp của xã hội
với sự ngắn gọn của văn bản, tác giả chắc muốn đôc giả tự xây dựng cách suy
nghĩ và quan điểm riêng của mình để phân tích một cách sáng suốt hơn tình hình
đương thời. Khi đọc, chúng ta được nhắc lại các ranh giới giữa sự chấp nhận được
và những thứ không thể được chấp nhận. Với một văn cách vừa lãng mạn vừa hài hước,
các câu cú như muốn hét lên sự bi hài của một xã hội đương đại, tác giả nhân
cách hoá tiếng nói, hay nói chính xác hơn tiếng than vãn của một thế hệ đã trải
qua ít nhất một cuộc chiến tranh, chịu khổ qua giai đoạn cấm vận, khởi sướng
giai đoạn đổi mới và đang chứng kiến một cách bất lực sự hỗn loạn của một thế hệ
mới càng ngày càng thoái hoá.
Trong một xã hội ngày một thay đổi,
khác hẳn so với thời kỳ bắt đầu của xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà cũng khác so với
các xã hội phát triển, phải chăng xã hội Việt Nam hiện tại như một cơn lốc
xoáy, một cơn lốc với gió ác, gió độc lôi cuốn con người vào các cám dỗ. Liệu
còn có những người không bị xoáy hút hay không, những người có niềm tin và lý
tưởng đem lại luồng gió mới cho đất nước hỗn loạn của chúng ta...’’.
SSC (Người đọc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét